Cây Si thường có tuổi thọ cao nên đã trải qua biết bao giai đoạn hào hùng của dân tộc, trở thành chứng nhân lịch sử, đồng hành cùng người dân trải qua những năm tháng gian khổ nhất. Nó phân bố rộng rãi ở khắp ba miền đất nước và một số cây già cỗi mang kích thước lớn vẫn đang được bảo tồn, lưu giữ tại vườn quốc gia.
Nguồn gốc và ý nghĩa của cây Si
Cây Si là loài cây thuộc họ dâu tằm, mang cái tên khoa học độc đáo là Ficus microcarpa L, thường được trồng để phục vụ cho những mục đích khác nhau, càng ngày nó càng trở nên có giá trị cao về mặt kinh tế, đem đến nguồn thu nhập đáng kể cho người trồng.
Trước nay, khi nhìn vào hình dáng cây người ta chỉ biết nó là cây Si hoặc vô tình bị thu hút thông qua các buổi triển lãm nghệ thuật bonsai chứ chẳng hề chịu bỏ công ra tìm hiểu xem nguồn gốc lịch sử và ý nghĩa của nó đặc sắc như thế nào. Ở nó hội tụ rất nhiều nét đẹp tinh hoa làm người người say đắm.
Nguồn gốc lịch sử về sự ra đời của cây Si
Cây Si thích nghi cũng như bắt đầu sinh sôi nảy nở ở một số nước Đông Nam Á, Sri Lanka, Lào, Campuchia và Úc. Nó xuất hiện dấu hiệu của sự sống từ quãng thời gian rất lâu về trước, theo ước tính chính xác được cung cấp bởi các nhà sinh vật học thì con số ấy có thể chạm mốc 10000 năm.
Cây Si mọc hoang ở những vùng sông suối, kênh rạch cũng như được tìm thấy rất nhiều tại các quần thể rừng, núi đá, đặc biệt là biển và đảo. Nó dễ dàng tăng trưởng trong môi trường nóng ẩm, đủ ánh sáng tự nhiên, đất hơi chua hoặc kiềm, còn sức chống chịu sẽ suy yếu dần khi gặp giá rét, nắng gắt.
Cây Si trưởng thành có thể cán mốc chiều cao lên tới 20-25 m, lớp vỏ ngoài hơi nhẵn, mang sắc trắng xám đặc trưng. Khả năng phân nhánh của nó rất cao với các cành ngang mọc chìa ra xung quanh. Thân và cành khỏe khoắn, cứng cáp nhưng cực kì dẻo dai, thuận lợi để tiến hành kĩ thuật uốn cây bonsai.
Lá Si mang hình trái xoan, hơi nhọn ở phần đầu, bề mặt láng bóng, sờ sẽ thấy cảm giác mịn màng, có màu xanh thẫm và thường mọc so le, san sát nhau trên những cành cây. Hoa Si mỗi năm chỉ nở một lần duy nhất, sau khi tàn thì quả bắt đầu kết trái, quả sở hữu dáng hình cầu độc lạ, lúc già có xu hướng ngả dần sang màu đỏ.
Những nét nghĩa độc đáo ẩn giấu ở loài Si
Si nằm gọn ghẽ trong bộ tứ linh “đa, sung, sanh, Si”, luôn tỏa ra nguồn năng lượng tích cực, xua tan vận hạn, xui rủi, mang lại may mắn, cát tường cho gia chủ. Thân cây to lớn đại diện cho phúc lộc dồi dào, lá mọc xum xuê tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Dù sở hữu nhiều ý nghĩa tốt đẹp là vậy nhưng các bậc thầy phong thủy vẫn thường khuyên mọi người không nên trồng nó lung tung kẻo phản tác dụng, mang tới những điềm báo gây cản trở luồng khí thịnh vượng. Do tán cây Si rất rộng nên nếu trồng trước cửa nhà sẽ chặn mất ánh sáng mặt trời chiếu rọi xuống.
Điều này cực kì kiêng kị vì Si mang đặc tính âm, thu hút nhiều ma quỷ trú ngụ, bao trùm không gian bằng hình ảnh âm u, đáng sợ. Nó khiến công việc làm ăn, nhất là những người kinh doanh với quy mô lớn khó bề phát triển, sức khỏe gia đình thì suy nhược thậm chí còn chẳng rõ nguyên do phát sinh ra bệnh.
Công dụng của cây Si trong cuộc sống
Cây Si là loại cây gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ trẻ ngày xưa, trở thành bến đỗ bền bỉ đứng đợi nơi ngõ nhỏ đầu làng, dang rộng vòng tay đón chờ những người con xa quê về cùng đất mẹ thân thương. Nó mang đến nhiều công dụng tuyệt vời vô cùng trong cuộc sống thường ngày của tầng lớp người dân bình dị.
Tác dụng che bóng mát của cây Si
Đặc điểm nổi bật ở cây Si là thân cao, tán rộng, đủ khả năng bao phủ một khoảng không gian lớn, hình thành lên vùng bóng râm khổng lồ, che chắn ánh nắng mặt trời cực kì tốt nhờ tầng lá dày mọc san sát nhau. Cây Si thực hiện quá trình quang hợp còn có thể hấp thụ CO2, nhả ra O2 giúp bầu khí quyển trở nên thoáng mát, dễ chịu.
Chất diệp lục từ lá Si tiết ra, có khả năng hút sạch các tia điện tử hoặc ngăn chặn tia bức xạ từ mặt trời chiếu đến. Nó như một chiếc áo giáp bảo vệ đôi mắt và não bộ khỏi những căn bệnh phổ biến gây khó khăn cho cuộc sống như cận thị, loạn thị, niêm mạc suy yếu,….
Tận dụng lợi thế cây Si không cần chăm bón hay cắt tỉa, tưới tiêu đều đặn nên nó được trồng nhiều ở các nơi như: công viên, đền chùa, ven sông, ven hồ,…. Nó làm tăng độ chặt chẽ cho vùng đất, hạn chế tình trạng xói mòn, chống xa mạc hóa và biến cảnh quan thêm đẹp mắt, xanh tươi.
Được nhiều người trồng làm cây Si bonsai
Cành Si tuy chắc khỏe nhưng có độ mềm dẻo cực kì cao, khi tuổi thọ càng lớn thì càng nổi lên nhiều cục gù lạ mắt, thích hợp dùng để uốn cong tạo thành những tác phẩm bonsai độc đáo. Nó dẻo đến mức độ mà mọi người uốn ngược về phía sau cũng chẳng hề lo gẫy cành hay ảnh hưởng tới sự điều hòa vật chất.
Công dụng đặc thù của cây Si trong y học
Ngày xưa khi y học còn chưa cải tiến như bây giờ, người dân đã vô cùng thông minh, sáng chế ra những bài thuốc từ cây Si mang lại hiệu quả cao mà thậm chí đến ngày nay nó vẫn được ưa chuộng. Tất cả bộ phận trên cây Si đều có giá trị trong quá trình đẩy lùi các vấn đề bệnh tật phức tạp.
Cây Si một số tác dụng nổi bật như: giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, thanh nhiệt,…nó được mọi người cực kì ưa chuộng. Để bảo quản thuốc nhằm sử dụng trong thời gian dài, họ thường chặt nhỏ nó thành từng phần ngắn rồi đem đi phơi khô, sau đó bọc lại kín bằng túi ni lông là có thể dùng đủ cho một liệu trình từ 6 tháng đến 1 năm.
Những bài thuốc quý từ cây Si phổ biến hiện nay
Trong các bài thuốc đông y quý báu hiện nay, cây Si đóng vai trò giống như một thành phần quan trọng, nếu thiếu đi nó, bài thuốc sẽ trở nên vô hiệu hóa, chẳng phát huy bất kì tác dụng gì trong quá trình trị liệu. Do vậy, mọi người phải thật chú ý, kiểm tra lại thành phần thuốc kĩ càng trước khi đem đi sắc.
Dùng cây Si để chữa sỏi thận
Bài thuốc này chứa các vị như: rễ Si, thân cây muồng trâu, vỏ cây chân chim, lõi cỏ bấc, rễ cây thài lài trắng,…. Đem tất cả chúng đi thái nhỏ, phơi khô rồi sắc cùng 400 ml nước lọc, đun trên bếp lửa tới khi nào mực nước cô cạn chỉ còn 100 ml, chia đều thành 2 lần uống trong ngày vào kéo dài liệu trình liên tiếp 7 ngày.
Sau khi đã kết thúc một liệu trình tiêu chuẩn thì mọi người nghỉ uống 3 ngày rồi lặp lại tương tự chỉ dẫn bên trên để đạt hiệu quả giảm kích thước sỏi thận nhanh nhất. Cần chú ý là không nên sử dụng thuốc sau 24 tiếng đun sôi vì nó sẽ sản sinh ra một số tác dụng phụ khiến mọi người dễ gặp các vấn đề về đường ruột.
Cải thiện đáng kể bệnh liệt nửa người
Để cải thiện tình trạng liệt nửa người thành công thì mọi người cần kết hợp rễ Si với những thành phần thiết yếu sau đây: lá tầm gửi, cành cây lức, rễ cây nhàu già, thân cây chòi mòi, cây trinh nữ,…. Cách dùng rất đơn giản đó là thái nhỏ rồi sắc lấy nước uống, đảm bảo lượng nước đủ cho một ngày dùng.
Phân loại một số giống Si phổ biến hiện nay
Do người trồng cây Si ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện nay vào quá trình nhân giống cây nên tạo ra được những kiệt tác hoàn mỹ đến từng chi tiết nhỏ. Trong đó, giống Si đỏ là loài đem lại giá trị kinh tế cao nhất, với hai loại là lá tròn và lá thuôn dài, có khả năng bám rễ cực sâu ngay cả trên nền đá.
Cách trồng và chăm sóc cây Si tại nhà
Cây Si cực kì dễ sinh trưởng khỏe mạnh trong môi trường khắc nghiệt nên việc chăm sóc hay nhân giống nó đều không gặp chút gì khó khăn. Dựa vào tuần tự các bước hướng dẫn chi tiết dưới đây, mọi người hoàn toàn có thể tự trang bị cho mình vốn kiến thức cơ bản về lĩnh vực này.
Những yêu cầu về đất trồng Si
Rễ cây Si có thể phát triển khỏe mạnh nhất dưới loại đất thịt giàu mùn vì sẽ giúp nó găm chặt xuống mặt đất, đủ sức chống chịu với những cơn cuồng phong bão táp khi mùa mưa kéo đến. Để đất giàu chất dinh dưỡng nuôi cây trong khoảng thời gian lâu dài thì nên trộn thêm phân chuồng đã ủ mục.
Kỹ thuật trồng cây theo hướng chuyên nghiệp
Cây Si có thể được trồng theo hai cách là giâm hoặc chiết nhưng vì cành Si khá to và nhiều nhựa nên người ta thường sử dụng phương pháp giâm cành phổ biến hơn. Nếu muốn tiến hành phương pháp này, mọi người cần tìm và chặt một cành bánh tẻ có kích thước từ 5-7 cm rồi vùi xuống nền đất ẩm.
Thực hiện tưới tiêu đầy đủ thì chỉ sau 2 tháng rễ sẽ mọc ra xum xuê, giúp cây Si sinh trưởng tốt khi chuyển sang trồng tại chậu mà không bị héo úa do thay đổi môi trường sống.
Kĩ thuật chăm sóc cây Si khoa học
Cây Si vốn không phải là giống cây cảnh đặt trong nhà nên nó rất thích phơi mình dưới ánh mặt trời, vì vậy người trồng cần để chậu ở nơi rộng rãi, sáng sủa, đủ điều kiện cho nắng chiếu vào mọi tán cây. Tuy Si ít tiêu tốn phân bón nhưng việc bổ sung mỗi năm một lần là cực kì cần thiết.
Thông thường thì Si khá thích ăn chất dinh dưỡng từ mùn cưa hoặc phân chuồng ủ mục. Điều này giúp người trồng giảm được số chi phí đáng kể. Ở cây Si, người ta rất hay thấy bị mắc bệnh quăn lá và khi phát hiện ra, chỉ cần loại bỏ cành gặp tình trạng đó là cây lại phát triển bình thường, nhưng phải nhớ bỏ đi càng sớm càng tốt nhằm tránh lây nhiễm sang tán khác.
Bỏ túi cách nhân giống cây Si đơn giản mà hiệu quả
Nếu muốn nhân giống cây Si với số lượng lớn thì mọi người nên lựa chọn phương thức gieo hạt để đạt năng suất tối ưu nhất. Đặt hạt vào các luống nhỏ đã được phân chia đều đặn, mỗi hạt cách nhau khoảng 5cm, sau đó tưới lên một tầng nước mỏng nhằm giữ ẩm cho luống.
Kết luận
Cây Si vừa dễ trồng vừa mang lại giá trị kinh tế lẫn giá trị tinh thần to lớn nên cực kì được ưa chuộng, đặc biệt là với những gia đình đi theo tín ngưỡng sùng bái tâm linh, luôn tin vào phong thủy.