Trầu bà là một trong những cây mang nhiều ý nghĩa trong đời sống cũng như phong thủy mà không thể thiếu tại nhà, cơ quan, văn phòng,… Cách trồng trầu bà trong nước cũng vô cùng đơn giản, không tốn quá nhiều công sức. Hãy cùng tìm hiểu về cách trồng cây trầu bà thủy sinh xanh mướt quanh năm nhé!
1/ Đặc điểm của cây trầu bà thủy sinh
Cây trầu bà hay còn được gọi là hoàng tâm điệp, thiết mộc lan,… là một loại cây thân leo, lá xanh mướt hình trái tim, lá trưởng thành thường lớn bằng bàn tay hoặc hơn, tùy theo từng loại cây. Cây thường ít khi ra hoa, rễ cây có thể trồng trong đất hoặc trong nước đều được. Tuy nhiên, khi trồng trong nước thủy canh sẽ phô được vẻ đẹp sang trọng của cây và rễ hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Cây trầu bà vàng có đặc điểm gì? Giải đáp thắc mắc nhanh
- Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây trầu bà đế vương
- Cây trầu bà lá xẻ: Công dụng và ý nghĩa trong phong thủy
2/ Ý nghĩa của trầu bà thủy sinh
Trong đời sống
Theo các nhà khoa học, cây trầu có chức năng lọc không khí, bụi trong môi trường khá tốt bằng cách loại bỏ carbon dioxide và các chất ô nhiễm khác từ không khí và cung cấp oxy bổ sung. Đặc biệt, trầu bà còn có khả năng hấp thụ bức xạ điện từ. Trồng cây trầu bà thủy sinh không chỉ tạo được không gian xanh trong lành mà còn làm tăng độ thẩm mỹ, ấn tượng cho căn phòng.
Trong phong thủy
Cây trầu bà thủy sinh mang nhiều ý nghĩa tốt trong phong thủy, được mệnh danh là “cây tiền tài”. Cây trầu bà mang lại sự hạnh phúc, may mắn, thịnh vượng, thông hành, mọi việc đều suôn sẻ, thuận lợi và xuôi đi nhiều điều không may mắn. Cây trầu bà còn thể cho sự uy nghiêm và sang trọng, vì thế cây được nhiều người lựa chọn để trưng bày tại phòng làm việc hoặc tại gia đình.
3/ Trầu bà thủy sinh hợp mệnh gì? Tuổi nào?
Trầu bà thủy sinh hợp không kị với mệnh nào, nhưng những ý nghĩa trầu bà mang lại cho mệnh Mộc là mạnh mẽ nhất. Theo các chuyên gia phong thủy, cây trầu bà sẽ hỗ trợ đắc lực cho người có tuổi Ngọ trong việc giữ tiền, không xài hoang phí.
4/ Vì sao cây trầu bà thủy sinh lại được ưa chuộng
Trầu bà thủy sinh không tốn quá nhiều công chăm sóc cũng như công bón phân, dễ thực hiện và ai cũng có thể làm được. Bên cạnh đó, việc trồng thủy sinh cũng giúp cây hạn chế được những sâu bệnh.
Trầu bà thủy sinh nhỏ gọn, có thể linh động trưng bày tại nhiều vị trí khác nhau, mặc khác có nhiều loại trầu bà để bạn lựa chọn.
Sẽ thật tiện lợi khi bạn có thể dễ dàng quan sát tình trạng rễ, mầm cây để có những xử lý kịp thời, tránh lãng phí tiền của và công chăm sóc.
Và cuối cùng là trầu bà thủy sinh vừa sạch sẽ, vừa sang trọng, tạo được ấn tượng mạnh góp phần tạo không gian xanh sinh động khi kết hợp với những viên sỏi cho phòng của bạn.
5/ Các loại trầu bà dễ trồng thủy sinh nhất hiện nay
5.1 Trầu bà xanh
Trầu bà xanh có lá xanh tươi và mọc dọc theo thân, có sức sống mãnh liệt, dễ thích nghi và sinh trưởng nhanh. Bên cạnh đó, cây cũng dáng nhỏ bé, nên được nhiều người lựa chọn trồng thủy sinh tại nước ta.
5.2 Trầu bà cẩm thạch
Đây là loại trầu bà có lá hình trái tim, có các đốm trắng xanh xe kẻ trên lá, điều này đã làm nên sự khác biệt. Đồng thời, trầu bà cẩm thạch còn có khả năng hấp thụ khí fomandehit cùng với các bức xạ khác.
5.3 Trầu bà lỗ
Hay còn được gọi với cái tên là trầu bà cửa sổ, với màu lá xanh đậm có những lỗ hổng nhỏ lớn không đồng đều tựa như bị sâu ăn hoặc bị rách, trầu bà lỗ đã tạo nên một nét độc đáo không phải loài cây nào cũng có được. Cây trầu bà lỗ thường được trưng bày các quán cà phê, trà sữa, khách sạn,…bạn cũng có thể trưng bày ngay tại nhà một cách cực hút mắt.
6/ Cách trồng cây trầu bà thủy sinh trong bình nước
Cách 1: Trồng trầu bà trong nước bằng cây giống
– Cây giống
Bạn nên chọn cây có nhiều nhánh, lá không bị vàng và không bị sâu bệnh. Thân cây không bị sần sùi và không dài quá 45cm. Bộ rễ khỏe và không bị hư hại. Bạn có thể mua cây giống tại các cửa hàng cây kiểng, hoặc các trang thương mại, cửa hàng uy tin.
– Chậu thủy tinh/lọ trồng
Bạn có thể lựa chọn chậu, lọ hoặc bình thủy tinh nuôi cá được bán rất nhiều tại cửa hàng đồ lưu niệm, trên shoppe,… cực rẻ tiền. Chậu thủy tinh trồng cây trầu bà phải có đáy bình rộng để rễ cây phát triển, miệng lọ nhỏ để cố định cây, hoặc bạn có thể sử dụng thêm sỏi, viên đất nung… để cố định cây lại. Mẹo nhỏ dành cho bạn là nên lựa chọn những chậu có màu tối để rêu không sinh trưởng tốt, khi đó bạn sẽ đỡ vệ sinh lọ hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể trồng trầu bà bằng chai nhựa.
– Nước sạch
Là một phần không thể thiếu khi trồng trầu bà trong nước. Bạn nên sử dụng nước đóng chai để tránh trường hợp cây bị nhiễm clo từ nước máy.
– Phân nước thủy sinh
Là dinh dưỡng dạng nước hòa tan giúp cây thủy sinh dễ dàng hấp thụ qua thân, lá, rễ… nhờ đó cây phát triển nhanh, lá căng khỏe. Phân nước giúp hạn chế tối đa rêu hại. Nếu dùng quá liều có thể thay nước và dừng sử dụng vài ngày nếu cảm thấy có sự xuất hiện của rêu hại.
– Tiến hành trồng trầu bà nước
Bước 1
Xử lý cây giống, bạn cần tách bầu đất ra, tách đất đến rễ là được, sau đó rửa rễ dưới nước sách để rễ cây trôi hết bùn đất, như vậy trong lọ thủy sinh sẽ sạch sẽ hơn. Tiếp tục tỉa những phần rễ bị hư và cắt bớt lá gần gốc.
Bước 2
Cho nước sạch vào lọ, bạn nhớ trừ hao phần nước khi thêm cây và sỏi vào để tránh bị tràn nước ra ngoài. Để cây trầu bà vào trong lọ ngập qua rễ là được, nếu có dùng sỏi thì bạn thêm vào để cố định cây đứng vững, nếu chưa đủ mực nước, bạn có thể thêm nước, tuy nhiên bạn đừng để nước nhập cả thân và lá nhé.
Cách 2: Cách trồng cây trầu bà trong bình nước bằng cành giâm
Chuẩn bị bình/lọ trồng tương tự như trồng bằng cây giống.
- Chọn một cây giống khỏe mạnh để cắt cành (tránh cây có lá bị vàng, nâu đen).
- Cắt bên dưới đốt thân (phần cuống màu nâu mọc đối diện với thân lá trên cây). Rễ sẽ hình thành ngay bên dưới đốt khi được đặt trong nước. Đảm bảo cành trầu bà có ít nhất 3 nốt nhưng không nhiều hơn 4. Việc cắt chỉ có thể hỗ trợ nhiều lá cho đến khi nó hình thành rễ mới.
- Loại bỏ tất cả các lá bên dưới đốt để lá không bị thối rữa trong nước và làm nghẹt các rễ mới mọc.
- Đặt cành vào một cái lọ hoặc bình đầy nước sạch, đảm bảo rằng nước ngập ít nhất 1 hoặc 2 đốt dưới cùng.
- Đặt ở nơi có ánh sáng mặt trời gián tiếp (gần cửa sổ nhưng không được ánh nắng trực tiếp). Rễ sẽ xuất hiện sau 1 tháng.
- Khi rễ dài khoảng 1cm, đổ nước sạch vào bình. Đảm bảo rễ ngập hoàn toàn. Thêm phân bón nếu cần.
7/ Cách chăm sóc cây trầu bà thủy sinh tại nhà
7.1 Bổ sung phân bón 4-6 tuần một lần
Đơn giản chỉ cần thêm một vài giọt dung dịch thủy sinh vào nước sau khi thêm cây. Các chất dinh dưỡng trong phân đã đủ cho hầu hết các loại cây trồng thủy sinh trong nhà.
7.2 Thay nước 2-3 tuần một lần
Cây trầu bà cần giữ mực nước ngập rễ, vì thế bạn nên thường xuyên thêm nước ít nhất 2 lần/tuần cho cây. Để đảm bảo được lượng nước thêm vào, bạn cần để bộ rễ của cây ngập đều trong dòng nước. Bạn cũng cần thường xuyên thay nước cho cây sau mỗi tuần hoặc khi thấy nước bị ngả vàng và rễ bị úng.
7.2 Cắt tỉa cây trầu bà
Khi tay nước bạn cần tỉa những rễ bị già úng và vệ sinh lọ. Bạn cần cắt bỏ những lá bị vàng và rễ bị úng để tránh cây bị sâu hại gây bệnh. Khi cây đã mọc rậm rặp bạn có thể tỉa để tiếp tục nhân giống ra chậu thủy sinh mới.
7.3 Ánh sáng
Cây trầu bà là loài cây ưa râm mát, bạn cần đặt cây tại những vị trí râm mát tránh ánh nắng trực tiếp, hoặc để dưới bóng đèn huỳnh quang. Tuy nhiên, mỗi tuần bạn nên đặt cây phơi nắng vào buổi sáng khoảng 1 tiếng 1 lần/tuần, điều này sẽ giúp cây sinh trưởng tốt hơn và cho màu lá đẹp hơn.
7.4 Nhiệt độ
Cây thích hợp sinh trưởng trong nhiệt độ từ 15 – 30 độ C. Vì thế, bạn không nên để nhiệt độ phòng xuống quá 10 độ C, như vậy cây sẽ không thể sống. Để cây có thể sinh trưởng nhanh và tốt, bạn nên để nhiệt độ phòng từ 21 – 30 độ C.
7.5 Vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trầu bà thủy sinh
Làm sạch tảo thường xuyên nếu cần
Vệ sinh chậu để rêu không sinh trưởng giúp giữ được độ thẩm mỹ và an toàn cho cây. Tốt nhất bạn nên dùng bàn chải đánh răng cũ hoặc khăn vải để chà sạch rong rêu trên kính. Bạn cũng có thể rửa bình theo định kỳ. Trong khi dọn sạch bình đựng, bạn có thể chuyển cây sang một chiếc bình khác đầy nước hoặc thậm chí là một xô nước. Một mẹo nhỏ cho bạn đó là sử dụng bình có màu tối để giảm ánh sáng xuyên qua bình làm xuất hiện rong rêu.
Có thể bạn quan tâm:
- Cây Xương Rồng – Loài cây mang biểu tượng của sự bền bỉ
- Cây Tùng – Loài cây biểu tượng của bậc chính nhân quân tử
Lá vàng hoặc nâu
Quá nhiều ánh sáng mặt trời; lượng phân bón thừa hoặc không đủ; nước bẩn. Đặt cây của bạn gần cửa sổ quay mặt về phía Bắc và sử dụng rèm để giảm thiểu ánh sáng mặt trời; bón phân 4–6 tuần một lần; thay nước 2–4 tuần một lần.
Thân lá còi cọc chậm lớn
Nguyên nhân do nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp và do không đủ phân bón. Khắc phục bằng cách không để cây dưới ánh nắng trực tiếp và bón phân 4–6 tuần một lần.
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cách trồng trầu bà thủy sinh xanh mướt quanh năm. Sẽ thật thoải mái và an tâm khi trồng thủy sinh trầu bà, một loài cây mang nhiều ý nghĩa tốt trong cả đời sống lẫn phong thủy.