• Chăm sóc cây
  • Kiến thức cây
  • Chậu cây cảnh
  • Ý tưởng thiết kế cây cảnh
  • Blog
No Result
View All Result
  • Chăm sóc cây
  • Kiến thức cây
  • Chậu cây cảnh
  • Ý tưởng thiết kế cây cảnh
  • Blog
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Chậu cây cảnh

Cây bonsai và những dáng cây được nhiều người yêu thích

admin by admin
1 Tháng mười một, 2022
in Chậu cây cảnh
0
Cây bonsai vừa có nghệ thuật lại kết hợp hài hòa giữa nghề làm vườn

Cây bonsai vừa có nghệ thuật lại kết hợp hài hòa giữa nghề làm vườn

0
SHARES
89
VIEWS

Nhiều người thường hay gặp những dáng cây với tạo hình cực kỳ đẹp lẫn tính nghệ thuật, chúng được gọi là cây bonsai. Vậy loại cây này là gì? Ý nghĩa phong thủy của chúng như thế nào? Các bạn hãy cùng chúng tôi khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé. 

Cây bonsai là gì?

Cây bonsai là những loại cây được trồng ở trong chậu hoặc khay được cắt tỉa theo dạng đặc biệt. Chúng được xem là cây cảnh quý và được nhiều người chơi cây ưa chuộng nhất. Bonsai cây nhỏ, có hình thù và được cắt tỉa để tạo dáng bắt mắt để đặt trong nhà. 

Đặc điểm của bonsai

Đây là một loại cây trồng vừa có nét cổ thụ lại có tính nghệ thuật cực kỳ tuyệt vời. Dưới bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, cây bonsai vừa có những nét nghệ thuật cùng kết hợp hài hòa giữa nghề làm vườn. Với dáng bonsai cũng được coi là một loại cây cảnh quý khi được nhiều người ưa chuộng. Chúng có cây nhỏ, hình thù được cắt tỉa với những tạo hình bắt mắt cùng các loại ngộ nghĩnh được đặt tại biệt thự mỗi nhà.

Nghề tạo cây bonsai thuộc vào lĩnh vực nghệ thuật và người tạo được ra nó cũng được gọi là nghệ nhân. Thật không quá dễ dàng để tạo ra những dáng bonsai với hình thù độc đáo và kỳ dị. Chúng mang tính chất trừu tượng và thông qua dáng cây khi tạo xong là có thể ẩn chứa cả một triết lý sâu xa với các ý nghĩa khác nhau. Vì thế mà phong trào chơi cây bonsai ngày càng được thịnh hành đến với mỗi người. Nhất là ở độ tuổi trung niên và những người thuộc tầng lớp thượng lưu được xem là nhiều nhất. 

Cây bonsai vừa có nghệ thuật lại kết hợp hài hòa giữa nghề làm vườn
Cây bonsai vừa có nghệ thuật lại kết hợp hài hòa giữa nghề làm vườn

Nguồn gốc của cây bonsai

Cây bonsai là tác phẩm nghệ thuật có hồn cùng sức sống nhất so với những loại cây xanh khác. Chúng thông qua dáng cây sẽ thể hiện được ý nghĩa mà chính nghệ nhân muốn truyền đạt lại. Nghệ thuật bonsai cũng xuất hiện từ thời ỳ đầu nhà hán tại Trung Quốc và sau đó mới phổ biến sang Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong đó Nhật là quốc gia góp phần tạo nên những cây Bonsai tiền tỷ cho các bạn. 

Tương truyền khi xưa, người dân thường phát hiện ra trên núi có nhiều cây cỏ mọc hoang với các hình dáng tương tự như cây cổ thụ với những sức sống mãnh liệt. Vì thế mà người ta thường đem nó vào trồng trong chậu thông qua nhiều quá trình để cắt tỉa và uốn nắn. Vì thế chúng đã giúp tạo hình thành những cây bonsai đẹp mắt nhất. 

Cây sứ bonsai cũng hoàn toàn khác hẳn so với cây sứ dáng thế, chúng cũng như cây bonsai mai chiếu thủy khác với cây mai chiếu trồng chậu. Nhờ đó bạn có thể hiểu ra được sự khác biệt này thông qua những cách giải thích sau đây.

  • Cây được ưa chuộng trồng trong chậu và được cắt tỉa để sử dụng kẽm cố định dáng tạo nên vẻ đẹp với hàm ý sâu xa nhất. 
  • Cây bonsai dáng thế chính là cây nghệ thuật thông qua bàn tay tác động của những con người để nó trở nên đẹp hơn.
  • Cây cảnh được trồng trong chậu chính là các loại cây xanh.

Phân loại các cây bonsai

Cây bonsai cũng có nhiều loại khác nhau và một phần chúng dựa vào kích cỡ, một phần dựa vào dáng cây. Cụ thể:

Dựa vào trọng lượng cùng kích thước cây

Đầu tiên là loại cây bonsai 1 tay còn được gọi là cây mini để bàn làm việc. Loại thứ 2 thì có chiều cao dài 15 – 70cm và được chia thành nhiều nhóm nhỏ tính theo chiều cao. Đây cũng là loại thịnh hành nhất và được các gia chủ thường xuyên đặt trong nhà hoặc sân vườn.

Loại bonsai 4 tay hoặc còn gọi là loại sân vườn khi cao khoảng 70 – 180cm và phải cần 2 người khiêng. Chúng thường xuyên xuất hiện phổ biến trong các biệt thự, nhà hàng hoặc khách sạn lẫn trong công ty lớn. 

Cây bonsai cũng có nhiều loại khác nhau
Cây bonsai cũng có nhiều loại khác nhau

Phân biệt qua dáng cây

Chúng ta khó có thể tính được chính xác có bao nhiêu loại bonsai nếu chỉ dựa vào dáng cây. Bởi chúng còn tùy theo ý tưởng của các nghệ nhân tạo được dáng cây, những dáng nổi bật nhất như: Tam đa, thác đổ, ngũ phúc… 

Ý nghĩa và tiêu chuẩn về cây bonsai đẹp

Một nghệ nhân tạo cây bonsai nổi tiếng ở Nhật đã từng chia sẻ rằng loại cây này có thể dạy chúng ra sự mất kiên nhẫn có thể dẫn đến thất bại. Do đó bạn có thể rèn luyện được sự kiên trì cùng nhẫn nại nếu như chăm sóc và tạo thế bonsai. Thông qua các đường nét uốn lượn qua những cành nhỏ cũng là một nghị lực sinh sống vô cùng mạnh mẽ đến các bạn.

Ý nghĩa chung của cây bonsai

Ý nghĩa của cây bonsai cũng tùy theo từng dáng cây mà sẽ có các hàm ý lẫn ý nghĩa cụ thể. Ví dụ cụ thể hơn chính à cây kim quýt bonsai mini với ý nghĩa của nó là mang đến tài lộc lẫn sung túc cho chính gia chủ. Nhưng nếu như nó tạo được thế quần tụ tam sơn thì lại giúp cho tài lộc cùng với gia đình luôn sung túc và quây quần bên nhau. 

Các tiêu chuẩn về cây bonsai đẹp

Theo như nghệ thuật bonsai thì một cây đẹp và hoàn mỹ nhất phải đạt đến 4 yếu tố cơ bản chính là cổ, kỳ mỹ và văn. Cụ thể:

  • Cổ: Ở đây cổ được xem là cổ thụ và lâu năm, những dòng bonsai càng cùng cây lâu năm thì có giá trị càng lớn. 
  • Kỳ: Từ này ý chỉ sự kỳ công, kỳ lạ của mỗi chậu cây. 
  • Mỹ: Chúng được chỉ vẻ đẹp của mỗi cây thông qua cái nhìn đầu tiên của mỗi người và nó phải là duy nhất, không giống với những cái cây khác. 
  • Văn: Chúng chỉ sự khác biệt của mỗi chậu cây bonsai và đó chính là dụng ý của người tạo ra tác phẩm.

Hơn nữa một cây bonsai còn lựa vào những yếu tố khác như đạo đức quân thần, tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức. Như tam cương ý chỉ 3 tầng của cây, ngũ thường được xem là 5 nhánh của cây và tứ đức chỉ 4 đoạn cho cây. Vì thế trong khi cắt tỉa, người ta sẽ dùng dây đồng để làm cây bonsai tạo dáng dựa vào các nguyên lý chung này. 

Một cây đẹp và hoàn mỹ nhất phải đạt đến 4 yếu tố
Một cây đẹp và hoàn mỹ nhất phải đạt đến 4 yếu tố

Kỹ thuật nắn cây bonsai chuẩn

Để có thể tự mình nắn những cây bonsai thì các bạn cần phải có bộ công cụ chuyên nghiệp nhất như:

  • Dạng bonsai handmade thì ngoài nguyên liệu làm cây còn phải chuẩn bị thêm hạt cườm làm cây, kềm, búa để đục đẽo và tạo hình.  
  • Còn với cây xanh thì bạn cần chuẩn bị thêm dây kẽm hoặc đồng, dụng cụ tỉa và đến những cửa hàng cây cảnh chọn chậu đựng ưng ý. Như vậy sẽ dễ dàng khi trưng bày tác phẩm của mình sau khi xong. 

Tỉa dáng bonsai

Đầu tiên bạn cần phải quan sát vào tổng thể cây bonsai trước rồi xác định chuẩn xác nhằm loại bỏ đi các cành xoắn cùng cuộn không tự nhiên. Những cành đã che đi phần thân cây cũng không được để mọc quá dày nếu không thể uốn cần loại bỏ. 

Một nguyên tắc bạn cần phải nhớ trước khi tiến hành cắt tỉa cây chính là để nhánh to ở bên dưới và nhánh nhỏ ở trên. Chúng cần phải được phân bố kỹ càng theo hình xoắn ốc theo thân để có được dáng thế đẹp. Bạn không nên cắt quá nhiều cùng lúc có thể khiến cây mất sức. Nên chăm bón kỹ càng hơn ở giai đoạn này.

Cách uốn thân cây

Tùy theo từng cây, ý tưởng mà các bạn sẽ có những phần tạo dáng ở thân cây hoặc bộ rễ. Điểm chung là chúng đều dùng kẽm hoặc dây đồng để uốn và tạo dáng thế cho cây bonsai. Đầu tiên bạn uốn thân rồi mới đến những cành lớn, sau đó qua cành nhỏ và nên thực hiện uốn từ gốc cho đến ngọn cây. Sau đó bạn tạo điểm nhấn cố định rồi mới thực hiện được quấn dây cùng với độ vừa phải. 

Tùy theo ý tưởng mà các bạn sẽ có những phần tạo dáng khác nhau
Tùy theo ý tưởng mà các bạn sẽ có những phần tạo dáng khác nhau

Kỹ thuật làm liền vết cắt cho bonsai lớn 

Việc làm liền những vết cắt là phần không thể thiếu để giúp bạn có những cây bonsai đẹp và hoàn hảo nhất. Một trong những phương pháp được nhiều người yêu thích nhất chính là dùng keo liền sẹo được bày bán ở các cửa hàng bán cây. Hoặc bạn cũng có thể tự chế keo bằng chính mật ong, lưu huỳnh và đất mịn.

Các dáng bonsai đẹp nhất hiện nay

Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp cho anh em những dáng cây bonsai đẹp và được nhiều người yêu thích nhất:

Dáng tam đa

Thế cây bonsai này còn được tạo hình từ 2 cành 1 ngọn cùng cây 3 thân chung trong một gốc cũng được xem là thế tam đa. Những tán lá được cắt tỉa tròn trịa như hình đĩa xôi và theo như quan niệm thì quả phúc phải tròn. Ngày nay, chính cành và ngọn đã được cắt tỉa theo cách phóng thoáng, linh hoạt và tự nhiên hơn. Dáng tam đa cũng còn tượng trưng cho việc đa phúc, đa lộc, đa thọ… Đây cũng là ước muốn chung của con người từ xa xưa cho đến nay. 

Bonsai có dáng thác đổ

Cây bonsai dáng thác đổ tựa như dòng thác lớn đổ từ trên núi xuống, cùng với đó thế cây thấp, thân bò qua miệng chậu. Tán cây được trải dài từ phân thân hướng xuống ở phía dưới chậu cây cảnh tựa như dòng thác nước. Ý nghĩa của dáng cây này chính là thể hiện sự mềm dẻo, vươn lên và nó cũng là biểu hiện của sức sống không ngại gian khổ. 

Dáng ngũ phúc

Bonsai ngũ phúc còn được gọi là 5 cây 1 thân 4 tán hoặc là cây 1 gốc 5 thân. Dáng này phải trồng bằng 5 cây khác nhau trong cùng 1 chậu hoặc khay to để thể hiện cảnh núi rừng. Mỗi một cây đều có dáng riêng biệt và có thể đứng hết hoặc cây đứng cây xiêu, nằm ngang… Tuy nhiên chúng cần phải có lớn có nhỏ như sơn thủy thì mới được đẹp nhất, thiếu 1 cây chắc chắn không đẹp. Ý nghĩ của cây chính là đầy đủ 5 yếu tố Phúc, Lộc, Thọ, Anh, Khang nên được nhiều người lựa chọn.

Bonsai ngũ phúc còn được gọi là 5 cây 1 thân 4 tán
Bonsai ngũ phúc còn được gọi là 5 cây 1 thân 4 tán

Bonsai song thụ

Song thụ ở đây có nghĩa là 2 cây quấn vào nhau cùng 1 gốc, chúng dựa sát vào nhau và quấn quýt lấy nhau. Ý nghĩa của thế cây bonsai  này chính là thể hiện ở bên cạnh nhau, yêu thương và chăm sóc, bảo vệ nhau như tình nghĩa phụ tử, vợ chồng, bạn bè.

Lời kết

Cây bonsai có giá trị thị trường cực kỳ cao, hơn nữa chúng luôn thể được một sự sang trọng nhất định. Các chậu bonsai luôn được đặt ở những khu vực quan trọng như phòng khách, đại sảnh để thu hút may mắn và tài lộc. 

admin

admin

Next Post
Dương xỉ có sức sống cực kỳ mãnh liệt nên nó mang một ý nghĩa đẹp

Cây dương xỉ có ý nghĩa gì? Công dụng, cách trồng và chăm sóc

Bài viết mới

Các loại cây trường sinh - cây lá tròn
Ý tưởng thiết kế cây cảnh

Các loại cây trường sinh – các đặc điểm của từng loại cây

by admin
8 Tháng 3, 2023
0

Tìm hiểu về các loại cây trường sinh một bài viết hữu ích dành cho những ai muốn biết thêm...

Read more
Ý nghĩa của cây trường sinh trong văn hóa Việt Nam

Ý nghĩa cây trường sinh – cách chăm sóc cây phát triển

8 Tháng 3, 2023
Cây trường sinh giúp chữa mẫn ngứa

Công dụng của cây trường sinh – bài thuốc từ trường sinh

8 Tháng 3, 2023
Cách chọn đúng loại cây trường sinh phù hợp với môi trường

Cách chăm sóc cây trường sinh đúng cách để cây phát triển

8 Tháng 3, 2023
Cách thực hiện các bước trồng cây trường sinh

Cách trồng cây trường sinh hiệu quả và để cây phát triển

8 Tháng 3, 2023
logo-thuviencaycanh.net

Thư viện cây cảnh là nơi chứa đựng những gì cần biết về cây cảnh như: chăm sóc, chậu, kiến thức hay những ý tưởng thiết kế sáng tạo. Cùng khám phá nhé!

2022 Copyright of https://thuviencaycanh.net/ DMCA.com Protection Status
  • Chăm sóc cây
  • Kiến thức cây
  • Chậu cây cảnh
  • Ý tưởng thiết kế cây cảnh
  • Blog