Cây dương xỉ có một sức sống tiềm tàng và mãnh liệt, chúng thường mọc ở rừng sâu. Cây có một hình dáng khá lạ và đẹp được nhiều người lựa chọn để giúp cho ngôi nhà thêm phần sang trọng và cho không khí nhà lọc đi những chất bụi bẩn. Cùng với đó, cây còn mang đến cho mọi người những ý nghĩa khác nhau về phong thủy. Các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu cụ thể về loài cây này nhé.
Nguồn gốc của cây dương xỉ cổ đại
Cây dương xỉ hay còn gọi là dương xỉ rừng có thân gỗ, không hoa nhiều lá mọc ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt với số lượng đến 700 loài. Cây có chiều cao từ dưới 1m đến trên 10m tùy thuộc vào các họ cây khác nhau. Chẳng hạn như một số loài cây thuộc họ Osmundaceae có thể đạt được thân ngắn cao dưới 1m và chi Cibotium có thể cao đến 10m. Ở Việt Nam, cây mọc ở ven bờ, suối, bìa rừng và chân tường rào nơi có độ ẩm thấp và ưa sáng.
Cây dương xỉ cổ đại còn được gọi là dương xỉ rừng, thân gỗ và có kích thước gấp trăm lần những cây mọc ở bụi rậm. Chúng được tìm thấy khá nhiều ở những khu vực thuộc rừng nhiệt đới, ẩm ướt và khá phổ biến. Loài cây này cũng có lịch sử phát triển đến hàng trăm triệu năm, từ thời cổ đại cho đến nay. Nhiều cây dương xỉ bị chôn vùi dưới lòng đất đã tạo thành các mỏ than đá.
Đối với loài cây dương xỉ cổ đại, chúng có thân gỗ to cùng chiều cao trung bình khi phát triển khoảng 20 – 30m. Lá dương xỉ cũng có dạng kép và xẻ lông chim màu xanh đậm cực ấn tượng. Vì thân cây lớn nên chúng vươn dài khoảng 1m là bình thường, thậm chí những lá lớn hơn độ vươn dài có thể đến tận 4m. Cuốn lá có nhiều lớp phụ và được xé nhỏ thành các lá phụ khác nên nhìn cực kỳ mềm mại, loài cây này sinh sản bằng bào tử.
Ý nghĩa về phong thủy của cây dương xỉ
Cây dương xỉ có sức sống cực kỳ mãnh liệt nên nó mang một ý nghĩa rất đẹp trong cuộc sống. Theo đó nhiều người cho rằng chúng là biểu tượng của sự dẻo dai và ý chí kiên cường trong quá trình đi lên. Nếu bạn tặng chậu dương vì cho những người thân yêu sẽ như một lời chúc và an ủi với họ trong cuộc sống.
Ngoài ra, cây dương xỉ còn có ý nghĩa là mang đến cho gia đình một sức khỏe bình an và hạnh phúc nhất. Bên cạnh đó, cây dương xỉ còn gắn liền với những câu chuyện truyền thuyết được nhiều người truyền tai nhau về việc gieo 9 đồng xu vào gốc dương xỉ. Tương truyền, việc bạn chôn 9 đồng xu dưới gốc cây thì gia chủ sẽ gặp cực kỳ nhiều thuận lợi trong quá trình làm ăn.
Trong phong thủy, quan niệm về tiền xu chính là vật hút thiên khí cực tốt, tiền được chôn sẽ hút tốt địa khí. Trong đó Thiên – Địa – Nhân là một sự kết hợp hài hòa về mặt phong thủy. Nhờ đó sẽ giúp cho gia chủ được làm ăn phát đạt và bình an, thuận lợi hơn.
Công dụng của cây dương xỉ
Cây dương xỉ được bày trí trong nhà không chỉ giúp cho không gian trở nên sang trọng và cổ điển mà còn làm giảm căng thẳng cho gia chủ. Đồng thời cây xanh tươi còn giúp cho người dùng được thoải mái và có thể hấp thụ các bức xạ điện tử nhanh chóng. Bên cạnh đó, dương xỉ còn có những tác dụng như sau:
- Giúp hấp thụ các chất độc hại trong không khí gây ô nhiễm và có hại cho người như toluene, xylene, aldehyde formic để thanh lọc và làm cho không khí trong lành nhất. Đồng thời bạn cũng có thể giảm thiểu được các bệnh xung quanh đường hô hấp hiệu quả.
- Cây dương xỉ trồng dưới đất còn giúp cho cây được hấp thụ độc tố asen và làm sạch nguồn nước khỏi chất bị ô nhiễm.
- Trong đông y, dương xỉ còn được chế biến thành những thảo dược chữa trị bệnh như lang ben, bạch biến, mỏi gối, đau lưng, di tinh…. Thậm chí nó còn có thể chữa được các chứng như tiểu són do thận hư, các chứng bệnh tiêu chảy và giúp cầm máy, đồng thời chữa phong hàn….
- Lá dương xỉ cũng có thể dùng để trang trí và cắm hoa cũng cực kỳ đẹp.
- Cây dương xỉ cổ đại cũng mang trong mình nhiều lớp ý nghĩa, bên cạnh đó hình dáng lạ và bắt mắt nên cực kỳ thích hợp để làm quà tặng cho người thân yêu. Nhờ đó mà cây mang đến một nét hoài cổ hiếm có khó tìm.
Cây dương xỉ hợp mệnh gì?
Đặc biệt cây dương xỉ với toàn thân màu xanh là màu của mệnh mộc và theo phong thủy thì rất hợp với những người mang bản mệnh này. Chúng tương hợp với nhau tạo thành mộc – mộc, từ đó công việc làm ăn sẽ thuận lợi và ít gặp trắc trở hơn trong cuộc sống. Đồng thời chúng còn tương sinh với mệnh Hỏa giúp con đường công danh và buôn bán được thuận lợi hơn để hoàn thành công việc dễ dàng.
Những người thuộc các bản mệnh khác cũng có thể trồng cây nhưng nên dùng chậu có màu tương sinh với mình để trồng. Chúng sẽ mang đến những điều may mắn trong cuộc sống cùng với bình an trong sức khỏe và hiếm gặp trục trặc trong làm ăn.
Cách trồng và chăm sóc cây dương xỉ
Cây dương xỉ đang trong độ tuổi sinh trưởng mạnh mẽ nên việc trồng cây cực kỳ đơn giản. Các bạn có thể tìm hiểu cùng với chúng tôi ngay sau đây:
Các loại dương xỉ phổ biến
Hiện nay có rất nhiều loài dương xỉ với kích thước khác nhau, chúng có thể thân nhỏ như sợi tóc với những chiếc lá nhỏ đến loài cây khổng lồ có thể cao đến 40ft. Nhưng hiện nay những loài cây này thường có xu hướng giảm do chính tác động cùng với khai thác chung của con người. Hiện có tổng cộng 3 loại dương xỉ được tìm thấy là cây cổ đại, dương xỉ cảnh và thủy sinh. Trong đó:
Dương xỉ cảnh
Đây là loại cây cỡ nhỏ có dạng bụi khóm với nhiều cây được hợp lại, chiều cao từ 30 đến dưới 1m. Chúng có màu xanh và mọc từ thân lên đến ngọn với những chiếc lá tua tủa sang ở hai bên. Cây cũng được trồng ở trong chậu và đặt tại phòng khách, bàn làm việc ở cửa sổ, ban công. Chúng được đặt trước cửa và sân nhà với tác dụng làm đẹp và trang trí cho không gian xanh để thanh lọc không khí.
Cây dương xỉ cổ đại
Đối với loài cây này có kích thước lớn hơn nhiều so với dương xỉ cảnh mọc trong những bờ bụi ẩm ướt. Chúng là loại thân gỗ to và cao trên 1m, thậm chí có những cây cao đến hơn 10m. Cây có tuổi đời hàng trăm năm và mọc trong rừng sâu, khó có thể khai thác. Thân cây hình trụ và hơi xù xì với màu nâu đen chỉ có lá mọc ở phần ngọn.
Dương xỉ thủy sinh
Đây là loại cây được trồng trong những bể cảnh, cá thủy sinh và chúng có thể bám vào khúc gỗ hay mọc xen các hốc đá với điều kiện ánh sáng nhẹ. Nhiệt độ trung bình của chúng từ 22 – 24 độ C với lượng CO2 trong nước cao luôn được cây hấp thụ. Cây có tốc độ phát triển chậm với chiều dài khoảng 10 – 30cm nên tạo ra những hiệu ứng cực đẹp trong những bình thủy sinh.
Các loại dương xỉ thủy sinh phổ biến được nhiều người sử dụng hiện nay là Java, lá hẹp, lá kim, lá nho, châu Phi, trident… Các bạn có thể tìm mua chúng tại những cửa hàng cây cảnh với mức giá vừa phải.
Cách trồng dương xỉ hiệu quả
Đối với những cây trồng trong chậu, cây sẽ được nhân giống bằng phương pháp tách gốc khi thay chậu. Ban đầu, bạn lấy bớt phần đất trong chậu ra và cầm sát gốc rồi nhẹ nhàng nhấc cây ra hỏi chậu. Sau đó bạn tách bỏ hết phần đất dính ở gốc và rễ cây, tách phần gốc bị hỏng thối, nấm sâu bệnh, lá úa….
Sau đó bạn chuẩn bị chậu cây, đổ đất ẩm và tơi xốp cùng giàu mùn rồi cho cây vào trồng. Trồng xong các bạn dùng bình tưới nước phun sương cho ướt cây rồi để chỗ cho mát tránh bị nắng to. Khi mới trồng, bạn không nên để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời tránh làm cây bị khô và chết.
Còn đối với những bình dương xỉ thủy sinh, bạn chọn cây thật khỏe mạnh rồi buộc cố định vào giá thể. Sau đó bạn đặt vào bể thủy sinh khoảng từ 1 – 2 tháng cây đẻ nhánh, mọc thành cây thì mới tháo dây cố định. Khi đó, các bạn nên cố gắng tiến hành đổ nước vào bình và nên cho 1 – 2 giọt thủy sinh vào để kích thích cây phát triển.
Chăm sóc dương xỉ như thế nào hiệu quả?
Đầu tiên bạn chọn đất giàu mùn với độ tơi xốp để giữ ẩm cũng như thoát nước hiệu quả, không cần phải bón phân quá cầu kỳ. Thời điểm nên bón phân là sau 3 – 4 tháng 1 lần và nên pha loãng với nước rồi cho vào gốc, không nên tưới trực tiếp có thể gây xót lá.
Nước tưới của cây nên dùng bình phun sương mà không được đổ trực tiếp lên cây có thể bị thối gốc. Nước tưới thì chỉ cần đủ 30% lượng nước vào gốc, còn lại 70% tưới lên thân cây. Từ 1 – 2 ngày tưới một lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối là được.
Độ ẩm cấp cho cây cũng khá quan trọng bởi chúng cần tưới nước thường xuyên để tăng độ ẩm giúp cây phát triển tốt. Thỉnh thoảng bạn cũng nên cắt tỉa cho những chiếc lá bớt già úa để cho cây phát triển đều đặn hơn. Dương xỉ ít sâu bệnh nên có thể dễ dàng chăm sóc cho chúng hiệu quả.
Riêng với những cây trồng thủy sinh, khi trồng trong bể nên đặt ở vị trí cố định, tránh di chuyển nhiều. Nước nên dùng sạch và thay nước định kỳ trong 1 – 2 tuần/ lần với ánh sáng phù hợp.
Lời kết
Cây dương xỉ là một trong những loài thực vật có sức sống cực kỳ mãnh liệt dù trong môi trường nào. Chúng được xem là biểu tượng của sự bền bỉ và kiên định nên được rất nhiều người yêu thích trồng trong không gian sống.