Cây hạnh phúc được xem là một loại bùa phong thủy, một ấm bùa được xem là cực kỳ may mắn cho những người sở hữu. Vậy loài cây này có ý nghĩa ra sao? Cách trồng hạnh phúc như thế nào? Có phải ai cũng có thể trồng loài cây này? Để tìm hiểu câu trả lời chính xác, các bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.
Giới thiệu tổng quát về cây hạnh phúc
Cây hạnh phúc còn có một cái tên khoa học là Radermachera sinica và được gọi bằng một vài tên khác như Hầu Đậu, Rọc Rạch… Loài cây này thuộc thân gỗ và bắt nguồn từ vùng Nam Âu, Tây Á. Dẫu vậy chính lại cực kỳ phù hợp để phát triển dưới thời tiết nóng ẩm tại Việt Nam.
Cây có dáng cao và khi phát triển tự nhiên có thể lớn đến 2m với tán lá xanh tươi, mượt mà. hạnh phúc cũng nở hoa với màu trắng, sau đó kết quả có hình tương đối giống hạt đậu. Tuy vậy nếu như bạn đặt chúng ở trong không gian nhà sẽ hiếm khi thấy hoa của hạnh phúc.
Cây hạnh phúc cực kỳ dễ chăm sóc và mang đến những ý nghĩa tốt đẹp nên rất được ưa chuộng. Bạn không cần phải mất quá nhiều thời gian hoặc khó khăn để chăm sóc cho chúng. Chỉ cần đảm bảo đúng nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng là cây đã có thể sinh trường tươi tốt và ra hoa cực rực rỡ.
Trên thị trường có không ít người nhầm lẫn với tên gọi của cây hạnh phúc và cây hoa hạnh phúc. Hai giống cây này khác nhau hoàn toàn và giá của cây hoa hạnh phúc cũng khác so với loài cây thực vật hạnh phúc. Chỉ là tên gọi của chúng gần tương tự nhau nên khiến nhiều người lầm tưởng 2 loại này là 1.
Những công dụng của cây hạnh phúc với mỗi người
hạnh phúc rất được ưa chuộng bởi những người yêu cây cảnh bởi nhiều công dụng khác nhau. Nhất là đối với dân văn phòng thường để những chậu hạnh phúc mini trên bàn làm việc của mình với ý nghĩa đặc biệt. Bên cạnh đó nó còn có vô số lợi ích khác nhau như:
Dùng để tạo điểm nhấn
Cây hạnh phúc có thể tận dụng để trang trí trong nhiều nơi khác nhau như nhà ở, nơi làm việc, sảnh lễ tân, sân thượng, nhà hàng, quán nước… Chúng sẽ giúp không gian ngôi nhà hoặc địa điểm làm việc của bạn được tăng lên nhiều sắc xanh khiên không gian cực kỳ tươi mới và tràn đầy sinh khí.
Hơn nữa với vẻ ngoài uy nghiêm vốn có, loài cây này còn tôn lên vẻ đẹp sang trọng cũng như hiện đại cho chính ngôi nhà của bạn. Điều này sẽ giúp cho những khách hàng khi bước chân vào tiền sảnh hoặc phòng làm việc của gia chủ sẽ cảm thấy thoải mái và tươi mới hơn.
Thanh lọc không khí cực tốt
Cây hạnh phúc còn được nhiều người đặt cho biệt danh là máy lọc không khí trong nhà. Bởi nó chính là trợ thủ để thanh lọc không khí và cung cấp cho không gian sống một lượng lớn oxy. Nhờ đó sẽ giúp cho sức khỏe của gia chủ và những thành viên trong nhà hoàn toàn khỏe mạnh và an toàn.
Ngoài ra nhờ tên gọi cũng như ý nghĩa của mình mà cây còn được sử dụng như một món quà. Bạn có thể tặng cho bạn bè, người thân hoặc đối tác trong các dịp lế quan trọng với hàm ý đối phương luôn may mắn và thuận lợi trong mọi việc.
Ý nghĩa của loài cây hạnh phúc trong phong thủy
Theo dân gian truyền lại, sắc xanh đặc trưng của loài cây này còn thể hiện được niềm tin và hy vọng vào cuộc sống mỗi người. Đối với những người đang gặp khó khăn trong cuộc sống thì loài cây này có thể mang đến những nguồn năng lượng tích cực. Điều này sẽ giúp cho họ vưng vàng và tin tưởng vào tương lai tốt đẹp hơn đang chờ đón.
Bên cạnh đó cây hạnh phúc còn là biểu tượng của sự tinh tế lẫn độc đáo cho tính cách của những người sở hữu. Đồng thời chúng còn là loài cây phong thủy cực kỳ cát tường để gắn kết những thành viên trong gia đình lại. Năng lượng tích cực tỏa ra từ cây còn giúp gia chủ giữ gìn hòa khí trong nhà để mang lại những sự vui vẻ, hạnh phúc nhất.
Bên cạnh đó cây còn là biểu tượng cho sự tinh tế lẫn chút độc đáo trong tính cách của người sở hữu. Đồng thời nó cũng là loài cây cát tường để gắn kết toàn bộ thành viên trong gia đình. Điều đó sẽ giúp các bạn giữ gìn hòa khí để mang đến nhiều niềm vui và hạnh phúc cho tài lộc của mình.
Cây hạnh phúc hợp với những gia chủ tuổi, mệnh gì?
Theo những chuyên gia phong thủy cũng như khái niệm ngũ hành của phương Đông thì màu xanh đậm của cây hạnh phúc cực hợp với mệnh Kim. Hơn nữa kim sinh thủy nên loài cây này cũng rất tương hợp với những người bản mệnh Thủy. Khi bạn trồng trong nhà hoặc đặt chậu cây trong văn phòng có thể sinh nhiều may mắn và tài lộc.
Vì thế những người thuộc bản mệnh này có thể trồng cây để tăng sự sinh khí cho không gian ở. Hoặc đơn giản hơn và dùng để trang trí và tạo điểm nhấn cho nơi ở của mình trở nên tươi mát và thu hút nhiều may mắn hơn nữa. Thậm chí là tạo ra cảm giác thư thái để giúp cho quá trình làm việc hiệu quả nhất.
Nhưng trên thực tế, loài cây hạnh phúc có thể phù hợp với cả 12 con giáp và chúng có thể mang đến tài lộc và may mắn cho mỗi người. Nó sẽ mang thêm vượng khí vào cho các bạn để cải thiện tinh thần cho chính gia chủ. Vì thế mà các bạn đừng ngần ngại mua ngay một chậu cây về để cân bằng không khí tạo sự bình yên và hạnh phúc nhất đối với mình nhé.
Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây
Cây hạnh phúc có một sức sống ổn định nên bạn hoàn toàn trồng được quanh năm, suốt tháng. Nhưng thời gian phù hợp nhất để bạn có những chậu hạnh phúc tươi tốt chính là vào mùa mưa. Nếu gia chủ muốn tự tay trồng để tận hưởng thành quả hoặc đơn giản chỉ muốn giải tỏa stress và căng thẳng thì có thể thực hiện theo những hình thức sau:
Kỹ thuật trồng cây
Hiện nay nhiều người thường sử dụng 2 cách trồng phổ biến chính là trồng với cây con và chiết cành. 2 phương pháp này nhìn chung hoàn toàn giống nhau nhưng thời gian để cây có những tán lá xòe ra lại không tương đồng. Vì thế hãy theo dõi từng kỹ thuật trồng dưới đây để lựa chọn hình thức phù hợp nhất với bản thân mình nhé.
Trồng với cây hạnh phúc con
Đầu tiên, công đoạn chuẩn bị đất trồng cực kỳ quan trọng để giúp cây có chất dinh dưỡng phù hợp. Hãy đào đất với chiều rộng gấp 3 lần và chiều sâu bằng với bầu cây giống đã mua về. Tiếp theo, bạn sẽ phần nilon bao xung quanh bầu đất và cho cây xuống hố rồi lấp đất lại toàn bộ. Lưu ý là các bạn đừng nên nén đất quá chặt sẽ khiến cho cây bị bí và không thể thoát hơi.
Sau vài ngày, cây sẽ bén rễ và sinh trường bình thường, thời gian đầu bạn nên tưới nước đầy đủ để tạo cho độ ẩm của đất. Trong những tình huống bạn muốn cây vào trong chậu thì đầu tiên cần phải chọn loại chậu phù hợp với cây hạnh phúc. Tiếp theo gia chủ cho vào một lớp đất nền bằng 1/3 chậu, cho cây vào rồi lấp đất nền lại.
Đối với những cây trồng trong chậu, bạn nên đục những chiếc lỗ dưới đáy chậu để tạo một nơi thoát hơi nước cho cây. Các bạn cũng có thể trộn cả mùn cưa, sỏi mịn để giúp rễ cây hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Ngoài ra việc để ý tình trạng thoát nước sẽ giúp cây không bị ngập úng và thối rễ.
Tự trồng bằng phương pháp chiết cành cây
Đối với phương pháp chiết cành cây để trồng, bước đầu bạn cũng thực hiện tương tự như các loại cây khác. Các bạn nên tự lựa chọn những cành khỏe mạnh, lá xanh và không có sâu mọt để tránh lây lan. Sau đó các bạn tiến hành khoanh vỏ cây rồi đắp bầu lại chờ ra rễ non.
Khi nào cành bắt đầu mọc rễ thì gia chủ cắt và tiến hành trồng vào chậu hoặc đất vườn. Cách thức cũng tương tự như trồng cây hạnh phúc con như đã mô tả ở trên. Tuy nhiên các bạn cũng nên tưới cho cành chiết thuốc kích thích ra rễ để nhanh chóng phát triển hơn.
Hướng dẫn chăm sóc cho cây hạnh phúc sau trồng
Về đất trồng, bạn cần sử dụng những loại đất tơi, xốp cũng như giữ ẩm tốt. Gia chủ nên bổ sung thêm xơ dừa hoặc mùn tơi và phân bón để duy trì được độ ẩm tốt hơn. Mỗi ngày gia chủ nên tưới cho cây mỗi ngày 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều tối, nếu như trồng ngoài trời thì cứ 3 tuần/ lần.
Còn nếu như bạn trồng trong nhà hoặc những nơi khuất nắng thì cần phải điều chỉnh lượng nước sao cho phù hợp nhất để cho đất trồng cây đừng quá khô cạn, nứt nẻ. Xét về nhiệt độ, cây hạnh phúc rất thích hợp với chính khí hậu ẩm ướt của Việt Nam bởi nó bắt nguồn từ những khu vực nhiệt đới. Nhưng nhiệt độ phát triển tốt nhất cho cây chính là từ 18 – 28 độ C.
Các bạn nên để cây ở những nơi có ánh sáng mặt trời ít nhất là 1 tiếng một ngày để quang hợp cho cây. Lưu ý à các bạn nên tránh để nhiệt độ tiếp xúc lớn hơn 40 độ C vì chúng có thể khiến lá cây bị héo úa. Trong thời gian trồng cây, cứ cách 4 – 5 tháng thì nên bón phân 1 lần bằng phân chuồng hoặc mùn cưa kết hợp với NPK để bổ sung dinh dưỡng cần thiết.
Khi trồng, bạn cũng có thể sẽ gặp những vấn đề thông thường xuất hiện trên cây như đốm lá, thối rễ, rầy… Vì vậy các bạn nên lưu ý cắt bỏ những cành già và kém phát triển để tránh lây lan ra các khu vực khác.
Lời kết
Trên đây chính là những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về cây hạnh phúc cũng như ý nghĩa của cây. Nếu như bạn đang phân vân chưa biết trồng loại cây nào để trang trí cho nhà cửa hoặc văn phòng thì hạnh phúc chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Hy vọng các thông tin chúng tôi mang đến sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc loài cây này.