Kim ngân hoa là nụ hoa của cây nhẫn đông, thuộc họ cơm cháy có ý nghĩa rất lớn về mặt phong thủy thường được trồng làm cảnh với mong muốn mang lại nhiều tài lộc cho chủ nhà. Bên cạnh đó, cây kim ngân hoa còn có nhiều tác dụng chữa bệnh mà ít người biết tới như trừ phong nhiệt ở kinh lạc, cầm đi lỵ, đại tiện ra máu,…
1. Cây kim ngân hoa dược liệu
Cây kim ngân hoa hay còn được gọi là nhẫn đông, họ kim ngân, là một loại cây leo bằng thân quấn, cành non có lớp lông bao phủ sau nhẵn và màu hơi đỏ có vân. Lá cây kim ngân hoa dược liệu mọc đối, hình mũi mác, cụm hoa mọc ở tận cùng kẽ các lá thành xim hai hoa.
Hoa cây kim ngân hoa mới ra có màu trắng sau đó chuyển thành màu vàng. Trên cùng một cành cây sẽ có lẫn cả hoa vàng và hoa trắng. Vì vậy nó có tên là kim (vàng), ngân (bạc). Quả hình cầu màu đen. Kim ngân hoa được phân bố chủ yếu ở các vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Giang, Quảng Ninh,… Hiện nay, ngoài mọc hoang dại, cây kim ngân hoa đã được trồng ở nhiều nơi để lấy nguyên liệu làm thuốc, vị thuốc là hoa và dây kim ngân.
Có thể bạn quan tâm:
2. Kim ngân hoa có tác dụng gì?
2.1 Những thành phần dược lý trong cây kim ngân hoa
Khi sử dụng cây kim ngân hoa với tính chất cầm máu thì cần được sao vàng sém cạnh. Hoa kim ngân có chứa các thành phần bao gồm:
- Flavonoid: luteolin, luteolin-7-glucosid, lonicerin,…
- Tinh dầu: trong đó có geraniol, α – pinen, α – terpineol, eugenol, hex -1 -en, axit chlorogenic, linalol,…
2.2 Kim ngân hoa có tác dụng gì?
Nước sắc kim ngân hoa có tác dụng gì? Nước sắc hoa kim ngân có rất nhiều tác dụng tốt bao gồm:
- Làm tăng đường huyết (thỏ)
- Tác dụng chống choáng phản vệ
- Ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: bạch hầu, E. coli, lỵ Shiga, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, dịch hạch, liên cầu khuẩn tan máu,…
Theo Y Học Cổ Truyền, tác dụng của kim ngân hoa giúp thanh nhiệt giải độc, thanh giải biểu nhiệt, thanh thấp nhiệt. Thường được sử dụng trong điều trị các bệnh mụn nhọt, nhọt vú, nhọt trong ruột, đinh độc, dị ứng và mẩn ngứa. Ngoài ra, kim ngân hoa còn được sử dụng để điều trị ngoại cảm phong nhiệt, sưng đau hầu họng, viêm amiđan, đau mắt đỏ, sốt nóng ở thời kỳ đầu, điều trị bệnh lỵ, hoặc tiểu tiện ra máu.
Liều dùng kim ngân hoa trong điều trị bệnh bao gồm: ngày 12-20g (hoa), 12-16g (dây kim ngân), dạng thuốc hãm hoặc sắc. Bệnh nhân ở thể hư hàn hoặc đối với những trường hợp có mọc mụn nhọt đã có mủ vỡ loét thì không nên dùng kim ngân hoa. Ngoài ra, dây kim ngân còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tuy nhiên yếu hơn hoa kim ngân giúp lưu thông kinh lạc, dùng điều trị các cơn đau nhức gân và cơ.
3. Một số chứng bệnh thường sử dụng kim ngân hoa
Một số chứng bệnh thường được điều trị bằng cây kim ngân hoa bao gồm:
- Kim ngân hoa điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa dị ứng: kim ngân hoa, kinh giới, ké đầu ngựa, lấy mỗi vị 6 gram, sau đó hãm hoặc sắc uống, liều lượng mỗi ngày một thang.
- Kim ngân hoa điều trị cảm mạo phong nhiệt và dị ứng: các vị thuốc bao gồm kim ngân hoa, liên kiều, lấy mỗi vị 8 gram, đối với bạc hà, cát cánh, ngưu bàng tử, thì mỗi vị 5 gram, đạm trúc diệp, kinh giới, đạm đậu xị, lấy mỗi vị 4 gram. Sử dụng dưới dạng thuốc tán với liều lượng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 12 gram.
- Kim ngân hoa trong điều trị sốt xuất huyết: kim ngân hoa, rễ cỏ tranh, lấy mỗi vị 20 gram. Hoa hòe (sao cháy), cỏ nhọ nồi (sao cháy), mỗi vị 16 gram. Liên kiều và hoàng cầm lấy mỗi vị 12 gram và chi tử 8 gram. Sắc uống mỗi ngày một thang.
- Kim ngân hoa trong điều trị viêm gan virus: kim ngân hoa và xa tiền lấy mỗi vị 16 gram, nhân trần 20 gram. Đối với hoàng cầm, đại phúc bì, hoạt thạch và mộc thông lấy mỗi vị 12 gram. Phục linh, đậu khấu và trư linh, lấy mỗi vị 8 gram và cam thảo lấy 4 gram, sau đó sắc uống.
Có thể bạn quan tâm:
- Cây trầu bà – Loài cây giúp thanh lọc không khí hiệu quả
- Cây hạnh phúc – Loài cây giúp không gian nhà tươi mát
Tóm lại, kim ngân hoa là nụ hoa của cây nhẫn đông, thuộc họ cơm cháy có ý nghĩa rất lớn về mặt phong thủy thường được trồng làm cảnh trong nhà với mong muốn mang lại tài lộc cho gia chủ. Bên cạnh đó, cây kim ngân hoa còn có nhiều tác dụng chữa bệnh mà ít người biết tới như trừ phong nhiệt ở kinh lạc, cầm đi lỵ, đại tiện ra máu,… Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ thì bạn nên nhờ sự tư vấn của các lương y, bác sĩ chuyên khoa.