Cây thủy sinh là một trong những loại cây dùng để trang trí cho nội thất nhà ở được khá nhiều người yêu thích. Chúng cực kỳ phổ biến và dễ trồng mà không tốn quá nhiều thời gian để chăm sóc. Loài cây này cũng được chia thành 2 loại là thủy sinh để bàn và thủy sinh hồ cá. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích qua việc chăm sóc và lưu ý khi trồng cây.
Cây thủy sinh là gì?
Cây thủy sinh là loại được ở môi trường nước mặn hoặc ngọt tùy vào giống cây. Chúng có khả năng phát triển và sinh trưởng trong một khu vực ẩm thấp hoặc ngập nước. Thủy sinh cũng có thể sinh sống toàn thời gian dưới nước như các loài tảo biển hoặc bùn lầy.
Ưu điểm nổi trội của loài cây thủy sinh chính là chúng được xem như nhân tố quan trọng trong quá trình cải thiện chất lượng nước. Đồng thời chúng có thể giảm khả năng sinh sôi của rêu bởi nó hấp thụ khí amoniac trong nước và nhả khí CO2 cùng oxy trong bình. Nhiều người cũng cho rằng loài cây này như một cỗ máy để làm việc không quá mệt mỏi, chúng giúp môi trường sống được đẹp hơn.
Ngoài ra chúng còn cực kỳ dễ chăm sóc và có khả năng sống cực cao mà không cần tưới nước. Bởi bản thân chúng đã sống trong môi trường nước và trực tiếp hút nước từ bình cây thủy sinh. Chúng sẽ tự mình điều tiết nước theo nhu cầu của bản thân chứ không cần sự can thiệp cho bất cứ ai.
Vệ sinh cho cây cực kỳ đơn giản bằng cách lau lá cho nó, trồng trong nước nên bạn không cần lo chúng bị mùi hôi hay bụi bẩn. Người trồng cũng có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề sâu bọ hoặc mầm bệnh từ bên trong nguồn đất. Bởi rễ cây thủy sinh có thể tự hấp thụ toàn bộ chất dinh dưỡng có ở trong nước.
Tác dụng của cây thủy sinh đối với chúng ta
Cây cảnh được xem là biểu tượng của mộc trong bộ thuyết âm dương ngũ hành. Khi bạn trồng loài cây này trong hồ cá, hiển nhiên bạn phải chọn những cây dễ trồng và dễ chăm sóc. Chúng mang đến cho người dùng khá nhiều lợi ích khác nhau. Cụ thể:
Cây thủy sinh như hầm trú ẩn của cá
Nếu như bạn là người nuôi cá Koi lâu năm thì sẽ hiểu được tình trạng phân tranh lãnh thổ của chúng. Cá có thể cắn vây nhau để tìm chỗ ẩn nấp phù hợp với chúng. Vì thế chủ hồ thường dùng nhiều loại cây thủy sinh để tạo nơi trú ẩn cho cá. Thậm chí một số loài còn đẻ trứng vào lá cây nên có thể giúp cá sinh sản khá tốt.
Loại bỏ rong rêu và tảo bám trên hồ
Một vấn đề mà nhiều người chơi cá cảnh thường xuyên gặp phải chính là giải quyết sự phát triển của tảo và rong rêu. Sở dĩ những loại rêu, tảo thường phát triển mạnh là do bể thủy sinh dư thừa chất và thiếu ánh sáng. Do đó khi nuôi các loài thủy sinh, cây sẽ hấp thụ lượng dinh dưỡng này và đẩy lùi quá trình phát triển của tảo. Nhờ đó mà nước trong bể sẽ được sạch và trong hơn. Đồng thời người nuôi cũng không tốn quá nhiều công sức để vệ sinh bể cá.
Cây thuỷ sinh cấp oxy cho cá
Bên cạnh đặt máy sục khí và thổi khí trong bể cá thì các bạn có thể dùng cây thủy sinh để thay thế. Chúng không cần CO2 và cung cấp đủ oxy vừa hấp thụ khí Co2 để tạo ra môi trường lý tưởng hơn.
Nếu như những loài thực vật khác có khả năng hấp thu khí độc hoặc CO2 thì thủy sinh có thể loại bỏ các chất thải. Bởi chúng là sinh vật ăn thức ăn thừa, phân hủy các kim loại nặng gây ra. Như anh em tìm hiểu thì hệ thống lọc nước càng lâu thì bộ lọc sẽ càng mất đi tác dụng. Riêng cây thủy sinh sẽ phát triển và lọc liên tục để giúp cho bể cá tốt hơn nhiều.
Độ thẩm mỹ cực kỳ cao
Một trong những loại cây trồng với hồ cá với các hình cây và dáng lá sẽ tạo ra không gian huyền ảo. Chúng biến bể thủy sinh của bạn trở thành một bức tranh đầy sống động với các loài sinh vật và cây cảnh. Hơn nữa vẻ đẹp chúng tạo ra là cực kỳ tự nhiên và hoang sơ khiến cho bể cá thêm sinh động và nổi bật.
Cách trồng và chăm sóc cây thủy sinh hiệu quả
Mặc dù những giống cây thủy sinh rất dễ trồng và có thể chăm sóc một cách dễ dàng. Chúng cũng không cần phải tưới nước thường xuyên bởi cơ thể cây đã sinh sống ở dưới nước. Tuy nhiên các bạn cũng cần phải tìm hiểu một vài vấn đề sau:
Cách trồng cây thủy sinh
Đối với những người trồng thủy sinh trong hồ cá thì phần nền dưới đáy phải được làm từ đất sét để trộn cát và đất. Nhưng chúng cần phải được làm kỹ lưỡng để tránh hòa tan trong nước. Đá hoặc sỏi cũng cần được rửa sạch để không làm hồ cá bị ô nhiễm. Sau phi phân nền xong, các bạn cắm cây xuống đất nền nhưng không được quá sâu tránh bị hư hỏng phần thân.
Còn đối với những cây thủy sinh để bàn, bạn chuẩn bị một chậu hoặc bình thủy tinh với kích thước phù hợp với bộ rễ cây. Sau đó bạn lấy cây được trồng ở trong chậu đất và mang đi rửa lại rễ cây cho sạch cả bùn đất và cắt đi các phần rễ bị hư thối, lá vàng. Điều này sẽ giúp cây được sinh trưởng đẹp mắt hơn, sau đó bạn đặt cây vào chu ay bình đã chuẩn bị sẵn 1 – 2 giọt thủy sinh.
Hướng dẫn chăm sóc cho thủy sinh
Bởi vì đặc tính sống trong môi trường nước nên các bạn không cần quá lo lắng cho vấn đề chăm sóc cây. Chỉ cần chúng ngập trong nước hoặc bình để bàn là có thể sở hữu ngay một cây thủy sinh cực kỳ xinh xắn. Riêng đối với loài cây để bàn thì ánh sáng mặt trời cần có nhiều ánh sáng như cửa sổ, ban công hoặc cửa ra vào.
Bạn có thể tưới nước cho cây từ 3 – 7 ngày một lần. Khi nước bẩn bạn cần thay ngay bởi để lâu nhiều vi khuẩn sinh sôi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cho cây. Mỗi lần thay nước, bạn cần thay hoàn toàn bằng nước mới và đổ ngập khoảng 2/3 rễ vì đổ quá nhiều bị thối.
Đến khi thay nước xong thì cho thêm khoảng 2 giọt thủy sinh hoặc 1 viên B1 để chất dinh dưỡng được đẩy đi nhiều hơn để nuôi cây. Riêng đối với cây thủy sinh trồng trong hồ cá thì bạn cần cung cấp ánh sáng khác với mỗi giống. Chỉ cần bạn thực hiện thay nước 1 lần/2 tuần và thay khoảng 50% nước trong hồ.
Một số lưu ý khi trồng thủy sinh
Trồng cây thủy sinh trong hồ cần trồng bên dưới đáy bể với bao quanh là cát và sỏi để rễ cây có thể hấp thụ được chất dinh dưỡng. Đồng thời bạn cũng nên để một khoảng trống ở phần giữa gốc và lá để tránh tình trạng bị ngập úng và hư hỏng. Những loại cây chỉ có thân với lá mà không có rễ thì bạn nên cắt hết lá ở gần gốc và cắm thân xuống đáy, khi đó chúng có thể mọc rễ để nuôi cây.
Còn đối với những loài thủy sinh để bàn thì không cần thay nước thường xuyên. Nếu nhận thấy rễ bị hư thì hãy thay nước và cắt bỏ phần bị hư và rửa nhẹ nhàng, không chà xát làm đứt rễ. Việc cắt bỏ phần lá bị héo vàng, dập và sâu có thể giúp cây sinh trưởng một cách tốt hơn.
Những loại thủy sinh được trồng nhiều nhất
Cây thủy sinh cũng được chia làm 3 loại chính là loài sống dưới nước, sống trên bề mặt nước và loài lưỡng hệ. Tùy theo sở thích cũng như nhu cầu và cấu trúc của bể nước mà bạn có thể chọn loài cây phù hợp để tạo không gian hài hòa. Để giúp cá thư giãn và tạo ra cảm giác sinh sống như môi trường thiên nhiên thực thụ thì bạn có thể trồng một số loài thủy sinh như:
Cây tiêu thảo
Loài cây này còn có tên gọi khác là thủy diệp lan và thuộc họ thực vật sống trong nước với kích thước lá khác nhau. Đây là loài cây có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á và xuất hiện ở những khe suối tự nhiên. Sở dĩ loài thủy sinh này có tên là thủy diệp lan bởi lá của chúng có phiến dẹp dài với cuống cứng như lá của cây lan.
Cây còn được phát triển trong một môi trường thiếu ánh sáng và nước không được bón phân. Nếu như cây tiêu thảo được trồng ở điều kiện đủ chất dinh dưỡng cùng ánh sáng cao thì tốc độ phát triển của nó sẽ tăng lên đáng kể dù cho kích thước tổng của chúng sẽ giảm.
Cây thủy sinh rong đuôi chồn
Cây rong đuôi chồn được đánh là là loài thủy sinh dễ sinh sống và dễ trồng nhất. Nó thường được trồng ở hậu cảnh và có thể sinh trưởng nhanh chóng trong toàn bộ diện tích của bể. Vì thế người trồng cần phải cắt tỉa lá thường xuyên, đồng thời chế độ dinh dưỡng của cây cũng không quá khắt khe. Rong đuôi chồn cũng là loại thủy sinh cực kỳ dễ nuôi và dễ chăm sóc có thể thả tự do trong nước mà không cần cắm xuống đất.
Cây thủy phượng vĩ
Loài cây thủy sinh này còn được biết đến với tên dân dã là mộc mạc bèo hoa dâu. Chúng khá nổi tiếng với giới chơi thủy sinh bởi mọc nổi trên mặt nước và có thể tìm thấy khá nhiều ở các khu vực như ao, hồ. Đồng thời với sự phân bố và sinh trưởng hiệu quả, loài cây này còn có nhiều chủng loại khác nhau. Nhưng nhìn chung chúng vẫn rất dễ sống và tác dụng của nó ngoài trang trí còn là nơi sinh sản của cá. Đồng thời nó cũng có thể giúp bể lọc và chuyển hóa Nitơ trong nước cực kỳ hiệu quả.
Lời kết
Bài viết trên của chúng tôi đã giúp các bạn tìm hiểu những thông tin tổng quan về loài cây thủy sinh. Nhìn chung chúng không chỉ cực đẹp mà còn có nhiều tác dụng cho chính hồ bơi của bạn. Nếu bạn đang có mong muốn sở hữu những bình thủy sinh đẹp thì có thể tham khảo những loại cây mà chúng tôi giới thiệu ở trên nhé.